TIN TỨC KHÁC

Th310

CÙNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH COVID -19
———————-
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus Corona gây ra như hiện nay, Nhà Hàng – Khách Sạn Hàm Luông với tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách, công ty đã chủ động tiến hành vệ sinh, phun thuốc khử trùng ở tất cả các phòng nghỉ của khách sạn, các phòng ăn, các sảnh lớn của nhà hàng, khu vực bếp, nhà vệ sinh,…

Cùng với đó khách sạn có trang bị khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn cho khách nghỉ phòng nhằm đảm bảo an toàn cho khách đến nghỉ phòng tại đây.

Ảnh:

Phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh Covid-19

Th1225

Yêu cầu tắt các thiết bị điện tử, trong đó có máy tính xách tay và điện thoại di động, rất phổ biến đối với mọi hãng hàng không trên thế giới. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã để chúng ở chế độ máy bay (air plane mode) thì vẫn được khuyến cáo không nên, đặc biệt là lúc cất cánh và hạ cánh. Quy định hạn chế thì quá rõ ràng nhưng vì sao lại có yêu cầu như vậy, điều gì sẽ xảy ra khi hành khách không tắt nguồn thiết bị thì lại là câu hỏi không phải ai cũng biết.

Theo các thống kê, khi cất và hạ cánh là thời điểm nhạy cảm nhất trong toàn bộ hành trình bay. Và phần nhiều các tai nạn hàng không sẽ xảy ra trong thời điểm này. Thời gian của nó kéo dài khoảng 15-20 phút để máy bay đạt độ cao theo yêu cầu cất hoặc hạ cánh. Đây là lúc các phi công cần sự tập trung cao độ, thường xuyên nhận tín hiệu trao đổi với trạm kiểm soát không lưu mặt đất. Đồng thời, lúc này các máy móc trên máy bay cũng cần phải đạt độ chính xác cao nhất.

Theo chuyên gia, các thiết bị điện tử hay điện thoại di động có thể phát ra sóng vô tuyến, gây nhiễu hệ thống điện tử của máy bay. Ngay cả khi bạn dùng điện thoại ở chế độ máy bay thì chúng vẫn toả ra một lượng sóng vô tuyến nhất định. Trong khi đó, hệ thống điện tử hàng không lại sử dụng sóng radio là chính khi truyền phát các thông tin cho nhau. Loại sóng này rất dễ bị làm nhiễu bởi các thiết bị phát sóng.

Nếu không tắt điện thoại, bạn có thể đã “tiếp tay” cho các loại sóng vô tuyến làm nhiễu hệ thống thông tin liên lạc giữa máy bay và mặt đất, gây mất tập trung và khó khăn cho phi công trong giai đoạn quan trọng. Sóng điện thoại còn có thể gây nhiễu hệ thống điện tử của chính máy bay. Phần lớn hệ thống này sử dụng tín hiệu radio để gửi nhận thông tin, do đó rất dễ bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng dùng tần số radio tương tự.

Chưa có tai nạn hàng không nào được ghi nhận là do sóng điện thoại gây ra nhưng việc này cũng được cho là khiến quá trình điều khiển và vận hành gặp nhiều bất lợi. Do đó, hầu hết các hãng hàng không đều yêu cầu hành khách tắt nguồn thiết bị di động. Khi nào máy bay đạt độ cao ổn định, đèn báo hiệu tắt thì bạn có thể mở điện thoại nhưng cũng chỉ nên bật chế độ air plane mode, thay vì bật ở chế độ bình thường.

Nguồn: Ngôi sao

Th1113

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 17 ngân hàng thương mại cấp tỉnh, 10 chi nhánh huyện, thành phố và 51 phòng giao dịch các chi nhánh ngân hàng được phép đổi ngoại tệ.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bến Tre chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cho một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là Công ty TNHH MTV Du lịch Hàm Luông (Phường 5, TP. Bến Tre).

 

 

Điểm đổi ngoại tệ tại Khách sạn Hàm Luông, Phường 5, TP. Bến Tre

Trên địa bàn tỉnh không có tiệm vàng nào được cấp giấy chứng nhận làm đại lý đổi ngoại tệ.

Được biết, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng. Để biết chính xác địa điểm mua, bán ngoại tệ hợp pháp, người dân có thể truy cập website của các tổ chức tín dụng và thực hiện mua, bán ngoại tệ tại các địa điểm này để không bị xử phạt.

Nguồn: Báo Đồng Khởi

Th604

1/ Check-in không đúng giờ

Mỗi khách sạn thường có giờ check-in khác nhau, để bảo đảm nhất, bạn nên kiểm tra và trao đổi với các nhân viên lễ tân. Trường hợp ghé khách sạn sớm hơn dự kiến nhưng không báo trước, khả năng còn phòng trống mà ưng ý là rất thấp. Khi những vị khách trước trả phòng, các nhân viên luôn cần thời gian thích hợp, đủ để dọn dẹp và trả lại sự tinh tươm.

Ảnh minh họa

2/ Không đọc kỹ nội quy khách sạn

“Nhập gia tùy tục” do vậy khi ở khách sạn nào bạn nên đọc kỹ nội quy phòng để tránh gặp phải những phiền phức không đáng có khiến chuyến du lịch mất vui, nhất là khi bạn đi du lịch nước ngoài. Ở một số nơi nếu bạn xem tivi và xài internet hoặc điện thoại bàn sẽ bị tính phí rất cao. Đó là lý do bạn cần “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”.

3/ Không cân nhắc khi dùng thức ăn trong phòng

Phòng khách sạn nào cũng trang bị các loại đồ uống và thức ăn nhẹ cho khách nghỉ. Dù vậy, chỉ cần nhâm nhi một trong số này, hóa đơn mỗi món có thể khiến bạn ngất lịm khi thấy giá cả cao hơn mức thông thường gấp 2-3 lần. Đây chính là những lưu ý khi vào khách sạn dành cho bất kỳ vị khách có nhu cầu nghỉ dưỡng nào.

Ảnh minh họa

4/ Không nên gọi đồ ăn uống lên phòng khi chưa mặc đồ nghiêm chỉnh

Đưa bữa sáng lên tận phòng mà phải thấy khách chưa mặc đủ đồ hoặc thậm chí là không mặc tử tế không phải cách nhân viên muốn bắt đầu ngày làm việc của mình. Có thể nhiều người quá đói mà không để ý tới phép lịch sự đó. Vì thế, các du khách tốt hơn hết hãy mặc quần áo tử tế một chút trước khi mở cửa cho nhân viên phục vụ.

5/ Không nên uống nước máy

Nếu đi du lịch nước ngoài bạn sẽ nhận thấy người dân một số quốc gia có thói quen uống nước qua vòi. Tuy nhiên, đa phần nước máy đều có chất khử mùi và chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không muốn bị “tào tháo rượt” thì không nên uống, hãy uống nước đã được đun sôi, hoặc nước đóng chai sẽ an toàn hơn.

6/ Không nên cáu giận khi nhân viên khách sạn vào phòng

Ảnh minh họa

Các nhân viên phục vụ phải tuân theo một bản quy định nghiêm ngặt, trong đó có việc phải tới phòng khách vài lần một ngày để thu lượm các đồ đã phục vụ tại phòng và bỏ đủ đồ vào tủ lạnh. Nếu không muốn nhân viên vào phòng, du khách nên dùng biển “tránh làm phiền”. Khi tấm biển này treo phía ngoài, nhân viên sẽ không được vào phòng nếu không gõ cửa.

7/ Tiết lộ số phòng của bạn

Bạn không nên nói to số phòng của mình khi check-in, tại nhà hàng hoặc với người mà bạn vừa gặp. Nếu bạn muốn gặp gỡ với một ai đó mới quen biết, hãy chọn lựa các địa điểm công cộng – tốt hơn là không phải ở khách sạn của bạn.

8/ Để cửa mở

Ảnh minh họa

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên biết được ai đang ở trước cửa phòng mình, kể cả khi đang chờ phục vụ phòng. Tương tự, đừng rời khỏi phòng khi mọi thứ không ở trạng thái trật tự nhất. Lý do là khi trở lại, bạn có thể biết chắc chắn ai đó đã lục soát phòng mình hay không.

9/ Quên cất thẻ “Xin đừng làm phiền”

Ảnh minh họa

Khi đã qua thời điểm không muốn ai làm phiền, bạn ra khỏi phòng và nhiều khả năng thường quên rút tấm thẻ “Xin đừng làm phiền” treo trên cửa ra vào. Điều này sẽ khiến các nhân viên hiểu rằng khách nghỉ không cần dọn phòng và bỏ qua bạn. Căn phòng vì thế vẫn phải chịu cảnh bừa bộn, chăn ga dơ bẩn, lộn xộn dù bạn đã trả tiền để mua tiện nghi hoàn hảo.

10/ Không vội vàng mở cửa khi có tiếng gõ cửa phòng bạn

Ảnh minh họa

Khi có tiếng gõ cửa phòng, bạn đừng vội mở cửa ngay mà nên nhìn qua lỗ cửa nhỏ xem là ai. Hoặc bạn cũng có thể lên tiếng hỏi xem đó là ai? Khi xác định đúng người cần gặp mới mở cửa. Để phòng tránh kẻ xấu đột nhập trộm cướp, đe dọa bạn.

Nguồn: Tổng hợp