Author: kdhamluong

Th421

Ngày 21/4/2018, Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre tổ chức Đại hội cổ đông thường niên cho năm tài chính 2017, tại Khách sạn Hàm Luông.

Album ảnh:

Dai hoi co dong thuong nien

Th420

Ngày 20/4/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp lần I năm 2018 tại Khách sạn Hàm Luông.

Album ảnh:

Doi thoai doanh nghiep lan 1

Th419

Bánh hỏi bò đun là món ăn dân dã và quen thuộc của nhiều người dân Bến Tre. Người ta thường chọn những miếng thịt bò còn tươi, xắt mỏng rồi ướp cùng với gia vị. Thịt mỡ được luộc chín, xắt miếng vừa ăn rồi ướp cùng đường cho trong, lạp xưởng hấp chín rồi lăn trên chảo cho đến khi vàng, cắt nhỏ như mỡ.

Thịt mỡ, lạp xưởng và một chút lạc được cuốn vào trong miếng thịt bò rồi cuộn lại nướng vàng trên bếp than hồng. Thực khách đến Bến Tre, đặc biệt là du khách nước ngoài sẽ cảm thấy thích thú khi quan sát công đoạn nướng trên bếp than đỏ hồng.

Ảnh minh họa

Bánh hỏi dọn ra được phết một lớp mỡ hành. Món ăn sẽ không tròn vị nếu thiếu chén nước mắm pha chua ngọt với vị thơm của tỏi và cay nồng của ớt bằm. Cũng có nơi ăn kèm cùng mắm nêm được pha cùng chút sả, tỏi phi thơm.

Bánh hỏi bò đun thường ăn kèm thơm (dứa), khế chua, chuối chát và rau thơm. Khi ăn bạn sẽ gói một miếng bánh hỏi trắng phau, cùng viên bò đun đã được nướng chín vàng, quết một lớp mỡ hành, thêm một chút rau thơm, dứa, chuối… rồi chấm vào thứ nước mắm pha chua ngọt.

Ảnh minh họa

Nếu không thích ăn theo cách này, có thể cho bò đun vào đĩa với bánh hỏi đã có sẵn mỡ hành, chan nước mắm chua ngọt rồi trộn đều thưởng thức. Vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyện trong vị bánh hỏi ăn mãi không thấy ngán.

Chiều chiều, đi qua đoạn đường Nguyễn Trung Trực, du khách dễ dàng tìm thấy các quán ăn tấp nập thực khách. Mùi thơm quyến rũ từ những miếng thịt bò được nướng trên bếp than hồng khiến bạn khó lòng cưỡng lại được. Giá một đĩa bánh hỏi bò đun dao động 50.000 – 70.000 đồng.

Nguồn: VnExpress

Th418

Cù Lao Xanh

Ảnh minh họa

Cù Lao Xanh hay còn gọi là đảo Vân Phi thuộc xã đảo Nhơn Châu cách Quy Nhơn hơn 20 km. Đúng như cái tên, đến đây du khách sẽ được đắm mình trong một khoảng không gian bất tận của biển trời và núi non xanh mát. Du khách có thể dành hai ngày một đêm trên đảo để trải nghiệm đời sống dân chài, cùng đi đánh cá sớm, leo lên ngọn hải đăng ngắm toàn cảnh đảo, thưởng thức hải sản tươi ngon, tắm biển, khám phá các bãi đá, làng chài…

Hòn Khô

Ảnh minh họa

Hòn Khô hay Cù lao Hòn Khô, là một trong 32 hòn đảo nằm gần bờ của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 16 km, thuộc thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải. Du lịch Bình Định, đến đây ngoài thăm làng chài du khách sẽ được lặn ngắm san hô, thưởng thức nhiều món tươi ngon miền biển với ly rượu Bàu Đá cay nồng và chinh phục dãy núi đá trên đảo. Giá tour khám phá Hòn Khô một ngày từ 220.000 đến 320.000 đồng mỗi người.

Hầm Hô

Ảnh minh họa

Khúc sông Hầm Hô có chiều dài gần 3 km chảy qua các khu rừng già với những tảng đá muôn hình, muôn vẻ. Khu du lịch sinh thái Hầm Hô tọa lạc tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 50 km về phía tây bắc. Du khách có thể nghỉ qua đêm trong nhà sàn, trải nghiệm chèo kayak, câu cá, đi đò, đốt lửa trại, khám phá rừng nguyên sinh.

Kỳ Co

Ảnh minh họa

Thuộc xã Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn 25 km về phía đông bắc, Kỳ Co có một mặt giáp biển, 3 mặt là đồi núi. Du lịch Bình Định, du khách tới Kỳ Co có thể chọn dịch vụ cano hoặc thuyền đi từ Eo Gió ra, trải nghiệm lênh đênh sóng nước và ngắm vẻ đẹp Nhơn Lý hùng vỹ. Nước biển ở Kỳ Co trong xanh, nhìn tận đáy, được ví như “Palawan của Việt Nam”, vì thế mà du khách không thể bỏ qua hoạt động tắm biển, lặn ngắm san hô… Tour trọn gói đi Kỳ Co khoảng 350.000 đồng mỗi người.

Đồi cát Phương Mai

Ảnh minh họa

Đồi cát nằm cạnh bãi biển Nhơn Lý, thuộc bán đảo Phương Mai và cách trung tâm Quy Nhơn gần 20 km.Với địa hình dốc của đồi cát lên đến 50 m, tốc độ trượt cát ở đây có thể lên đến 30 – 40 km/h và gần như là tốc độ trượt nhanh nhất ở các đồi cát Việt Nam hiện nay. Buổi sớm dịu mát và buổi chiều lộng gió là thời điểm lý tưởng cho du khách khám phá tất cả thuộc về nơi đây. Leo lên đỉnh đồi, phóng tầm mắt ra xa du khách có thể nhìn thấy được một hồ nước trong xanh tương tự ở Bàu Trắng (Bình Thuận).

Eo Gió

Ảnh minh họa

Eo Gió là điểm dừng chân giữa đường từ Kỳ Co về lại trung tâm Quy Nhơn. Khu vực này là một eo biển được bao quanh bởi hai dãy núi vòng cung với nhiều vách đá hùng vỹ. Du khách có thể leo lên mỏm đá cao để nhìn về làng chài Nhơn Lý bên kia núi, đi dạo dọc con đường uốn lượn ven biển đẹp “mãn nhãn” hoặc ngồi ngắm sóng đánh trắng xoá vào bãi Đá Đẻ.

Trung Lương

Ảnh minh họa

Đây là một khu dã ngoại nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km, nằm ở phía đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Từ những ngày mới mở vào năm 2016, nơi này đã thu hút rất nhiều khách ghé thăm để vui chơi, cắm trại, tận hưởng không khí thanh bình, gần gũi với thiên nhiên. Giá thuê lều trại ở đây khoảng 300.000 đồng một đêm cho hai người.

Nguồn: VnExpress

Th416

1. Canh cua rau đay, mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 0,5kg cua đồng
  • 1 bó rau mồng tơi, 1 bó rau đay, 1 quả mướp hương
  • Dầu ăn, muối, hạt nêm
  • 1 thìa nhỏ mắm tôm (nếu thích)
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Làm cua

– Cua đồng rửa sạch, tách mai, lột bỏ phần yếm rồi khêu lấy gạch cua để riêng.

– Thịt cua đem giã hoặc xay cùng một nhúm muối. Hòa phần cua nhuyễn với nước rồi lọc qua rây lưới nhỏ để bỏ phần bã vỏ cua.

Bước 2: Rau đay, mồng tơi nhặt và rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch.

Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi cỡ 1cm. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi xắt miếng chéo.

Bước 3: Nấu canh cua

Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài.

Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm.

* Chưng gạch cua: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn.

Nếu bạn ngại làm thịt cua thì có thể mua cua say sẵn trong siêu thị, về chỉ cần lọc lấy thịt cua để nấu canh. Món canh cua rau đay cũng không thể thiếu dĩa cà pháo muối giòn tan, chua dịu ăn kèm.

2. Canh riêu cua

Nguyên liệu:

  • Cua đồng: 400gr
  • Cà chua: 2-3 quả
  • Sấu/ Quả me xanh: 2-3 quả tùy loại
  • Nước cốt chanh
  • Rau ngổ
  • Hành lá, hành tím
Ảnh minh họa

Cách làm:

Để nấu canh cua đồng thơm ngon nhất bạn nên chọn mua cua đồng còn sống thay vì chọn loại bán sẵn tại các siêu thị, chọn con to vừa và khỏe, đừng tham chọn cua to vì loại cua to thường là cua nuôi nhé!

– Cua rửa sạch, bóc bỏ mai, thịt cua cho vào máy xay sinh tố, khêu lấy gạch cua để ra bát riêng.

Cho 1 lượng nước vừa đủ để xay nhuyễn cua. Trước khi lọc lấy nước trong bạn nên cho thêm nước vào cua, việc này giúp cua không bị đặc và dễ lọc hơn, nếu gia đình bạn muốn ăn nhiều canh thì có thể cho nhiều nước hơn.

Lọc lấy nước thịt cua qua rây lọc. Mỗi lần lọc hết lại tiếp tục cho 1 lượng nước vừa phải vào phần xác cua, dùng đũa khuấy đều để ta vẫn lọc được nước cốt thịt. Bạn làm khoảng 3 lần là được.

Cho hành tím băm nhỏ, cà chua vào chảo đảo chín mềm, cho thêm 2 thìa cà phê hạt nêm vào cà chua, sau đó cho gạch cua vào đảo đều cùng cà chua thành hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp, cho 2 thìa cà phê muối gia vị, 2 thìa cà phê hạt nêm vào đun sôi lên. Lưu ý đừng để canh sôi quá sẽ bị trào và làm vỡ thịt cua.

– Cắt sấu hoặc cho me vào nồi canh, khi chín dằm nhuyễn để giúp nước canh cua chua thơm.

Cắt rau ngổ và hành lá vào nồi canh cua, cho hỗn hợp gạch cua cùng cà chua vào nồi. Lưu ý, bạn không nên dùng đũa hay muỗng khuấy canh vì như thế sẽ làm vỡ thịt cua.

Rau ngổ sẽ giúp vị canh cua có mùi thơm rất đặc trưng so với việc cho hành lá. Rau ngổ chín ăn sẽ an toàn hơn việc cắt sống vào canh.

Đun sôi nồi canh cua 1 lần nữa thì tắt bếp. Sau đó bạn hãy nêm thêm gia vị vừa miệng cho gia đình mình nhé.

Múc nhẹ nhàng nước canh cua ra bát, hết sức cẩn thận với thịt cua đừng để bị vỡ. Bạn có thể vắt thêm nước cốt chanh thì món canh sẽ chua thơm hơn rất nhiều.

3. Canh rau ngót

Nguyên liệu:

  • Rau ngót
  • Thịt xay
  • Hành khô
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Cho hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt vào đảo đều tay, nêm gia vị vừa vặn.

Bước 2: Rửa sạch rau ngót, vò nát, cho vào nồi xào qua. Bước này sẽ giúp rau mềm hơn.

Bước 3: Đổ nước vào đun, nêm gia vị vừa ăn. Khi canh sôi, đổ thêm thịt đã chuẩn bị ở bước 1 vào khuấy đều.

4. Canh bầu

Nguyên liệu:

  • Bầu
  • Thịt xay
  • Hành tươi, ngò rí, hành tím
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Gọt bầu, băm thành từng lát mỏng.

Bước 2: Băm nhỏ hành tím, cho vào nồi phi thơm, sau đó thêm thịt đảo cho tới khi săn lại, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 3: Thêm lượng nước vừa đủ cho số người ăn. Đun sôi.

Bước 4: Thêm bầu đã chuẩn bị ở bước 1, cho thêm gia vị ngấm đều.

Bước 5: Thêm hành tươi và ngò rí vào để tăng hương vị thơm ngon. Tắt bếp và múc ra bát.

5. Canh mướp nõn tôm

Nguyên liệu:

  • Mướp hương
  • Tôm
  • Nấm đông cô
  • Hành tím
  • Hành tươi
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Mướp gọt bỏ, thái thành từng lát.

Bước 2: Tôm rửa sạch, bóc vỏ. Hành tím băm nhỏ cho vào phi thơm, sau đó thêm tôm và gia vị, đảo đều cho tới khi tôm chín.

Bước 3: Đổ nước vào đun sôi. Khi canh sôi, cho mướp và nấm đông cô vào.

Bước 4: Thả hành và tắt bếp. Như vậy bạn đã hoàn thành món canh mướp nấu tôm cực mát cho ngày hè oi bức.

6. Canh mướp nấu hến

Nguyên liệu:

  • Mướp non: 1 quả to
  • Hến tươi: 1 kg
  • Hành khô: 1-2 củ
  • Hành lá
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Hến rửa sạch cho vào luộc sôi đến khi hến há miệng.

Bước 2: Nhặt phần thịt hến rửa lại nước cho sạch. Gạn phần nước trong của hến để riêng.

Bước 3: Mướp gọt vỏ thái miếng vừa ăn.

Bước 4: Phi thơm hành khô với chút  dầu ăn, cho hến vào xào sơ. Nêm 1 thìa bột canh.

Bước 5: Tiếp đến cho mướp vào xào cùng.

Bước 6: Đợi mướp hơi queo lại đổ phần nước hến đã luộc vào đun sôi. Thêm bột nêm cho vừa miệng.

Bước 7: Đun sôi đến khi thấy mướp chín thêm hành, mùi tàu thái nhỏ.

Theo Tường Vy/Reatimes