ẨM THỰC

Th424

Nguyên liệu:

  • 300g bông điên điển.
  • 100g giá đỗ.
  • 50g lá hẹ.
  • Nước vo gạo.
  • Muối, đường, ớt.

Cách thực hiện:

Cách muối dưa chua bông điên điển thắm vị quê hương không quá khó, chỉ cần nắm được những bí quyết trong bài viết này, đảm bảo các chị em sẽ biến tấu tạo nên món ngon đậm chất Tây Nam Bộ.

Ảnh minh họa

Bước 1: Sơ chế bông điên điển

Để làm món ngon trước tiên bạn phải sơ chế bông điên điển. Bạn lấy bông điên điển đem đi nhặt bỏ từng cọng của bông hoa và nhặt bỏ cả những bông hoa đã bị dập úa. Bạn lưu ý là chỉ muối hoa bông điên điển chứ không muối cả phần cuống hoa. Sau khi bạn nhặt xong phần hoa điên điển thì rửa thật sạch và để ráo nước.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu đi kèm khác

Món ngon đậm đà nét ẩm thực Tây Nam Bộ này cần có những nguyên liệu khác như giá đỗ để tạo thêm hương vị của món ăn. Bạn cũng nên nhặt sạch giá đỗ và rửa sạch để cho ráo hết nước.
Còn phần lá hẹ thì các bạn cũng nhặt sạch lá vàng úa, dập rồi rửa sạch và cắt lá hẹ thành từng khúc khoảng 3-4cm.

Bước 3: Chuẩn bị muối bông điên điển

Khi các nguyên liệu để làm món ngon này đã được rửa sạch bạn cho bông điên điển, cùng với là hẹ và giá đỗ trộn đều lên với nhau trong một tô hoặc là hộp sạch.

Ảnh minh họa

Bước 4: Tiến hành muối chua bông điên điển

Bí quyết để làm món ngon này thành công chính là bạn cần muối bông điên điển bằng hũ sành (sứ) hoặc bình thuỷ tinh sạch và khô. Tránh muối bằng hộp nhựa vì như vậy không tốt cho sức khỏe và hương vị của món ăn này cũng không được trọn vẹn.

– Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp bông điên điển, lá hẹ và giá đỗ đã trộn ở trên vào trong bình, hũ… sau đó bạn cho thêm vài lát ớt xắt chéo vào.

– Còn phần nước lắng trong của nước vo gạo thì bạn pha thêm với 1 thìa muối hột và 1/2 thìa đường, sau đó đem trộn đều lên và đổ vào bình có bông điên điển cho ngập xâm xấp mặt hoa là được. Cuối cùng bạn đem đậy bình, hũ lại trong thời gian 1-2 ngày sau là có thể ăn được.

– Điểm đặc biệt của món dưa chua bông điên điển này là dùng nước vo gạo để muối dưa thay vì nước trắng thông thường. Món này sẽ ngon hơn khi ăn kèm với các món gỏi cuốn. Không những ngon mà món ăn này còn hấp dẫn vì sở hữu màu vàng của hoa, trắng của giá, xanh của hẹ và thêm chút màu đỏ của ớt.

Nguồn: Vietnamnet

Th416

1. Canh cua rau đay, mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 0,5kg cua đồng
  • 1 bó rau mồng tơi, 1 bó rau đay, 1 quả mướp hương
  • Dầu ăn, muối, hạt nêm
  • 1 thìa nhỏ mắm tôm (nếu thích)
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Làm cua

– Cua đồng rửa sạch, tách mai, lột bỏ phần yếm rồi khêu lấy gạch cua để riêng.

– Thịt cua đem giã hoặc xay cùng một nhúm muối. Hòa phần cua nhuyễn với nước rồi lọc qua rây lưới nhỏ để bỏ phần bã vỏ cua.

Bước 2: Rau đay, mồng tơi nhặt và rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch.

Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi cỡ 1cm. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi xắt miếng chéo.

Bước 3: Nấu canh cua

Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài.

Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm.

* Chưng gạch cua: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn.

Nếu bạn ngại làm thịt cua thì có thể mua cua say sẵn trong siêu thị, về chỉ cần lọc lấy thịt cua để nấu canh. Món canh cua rau đay cũng không thể thiếu dĩa cà pháo muối giòn tan, chua dịu ăn kèm.

2. Canh riêu cua

Nguyên liệu:

  • Cua đồng: 400gr
  • Cà chua: 2-3 quả
  • Sấu/ Quả me xanh: 2-3 quả tùy loại
  • Nước cốt chanh
  • Rau ngổ
  • Hành lá, hành tím
Ảnh minh họa

Cách làm:

Để nấu canh cua đồng thơm ngon nhất bạn nên chọn mua cua đồng còn sống thay vì chọn loại bán sẵn tại các siêu thị, chọn con to vừa và khỏe, đừng tham chọn cua to vì loại cua to thường là cua nuôi nhé!

– Cua rửa sạch, bóc bỏ mai, thịt cua cho vào máy xay sinh tố, khêu lấy gạch cua để ra bát riêng.

Cho 1 lượng nước vừa đủ để xay nhuyễn cua. Trước khi lọc lấy nước trong bạn nên cho thêm nước vào cua, việc này giúp cua không bị đặc và dễ lọc hơn, nếu gia đình bạn muốn ăn nhiều canh thì có thể cho nhiều nước hơn.

Lọc lấy nước thịt cua qua rây lọc. Mỗi lần lọc hết lại tiếp tục cho 1 lượng nước vừa phải vào phần xác cua, dùng đũa khuấy đều để ta vẫn lọc được nước cốt thịt. Bạn làm khoảng 3 lần là được.

Cho hành tím băm nhỏ, cà chua vào chảo đảo chín mềm, cho thêm 2 thìa cà phê hạt nêm vào cà chua, sau đó cho gạch cua vào đảo đều cùng cà chua thành hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp, cho 2 thìa cà phê muối gia vị, 2 thìa cà phê hạt nêm vào đun sôi lên. Lưu ý đừng để canh sôi quá sẽ bị trào và làm vỡ thịt cua.

– Cắt sấu hoặc cho me vào nồi canh, khi chín dằm nhuyễn để giúp nước canh cua chua thơm.

Cắt rau ngổ và hành lá vào nồi canh cua, cho hỗn hợp gạch cua cùng cà chua vào nồi. Lưu ý, bạn không nên dùng đũa hay muỗng khuấy canh vì như thế sẽ làm vỡ thịt cua.

Rau ngổ sẽ giúp vị canh cua có mùi thơm rất đặc trưng so với việc cho hành lá. Rau ngổ chín ăn sẽ an toàn hơn việc cắt sống vào canh.

Đun sôi nồi canh cua 1 lần nữa thì tắt bếp. Sau đó bạn hãy nêm thêm gia vị vừa miệng cho gia đình mình nhé.

Múc nhẹ nhàng nước canh cua ra bát, hết sức cẩn thận với thịt cua đừng để bị vỡ. Bạn có thể vắt thêm nước cốt chanh thì món canh sẽ chua thơm hơn rất nhiều.

3. Canh rau ngót

Nguyên liệu:

  • Rau ngót
  • Thịt xay
  • Hành khô
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Cho hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt vào đảo đều tay, nêm gia vị vừa vặn.

Bước 2: Rửa sạch rau ngót, vò nát, cho vào nồi xào qua. Bước này sẽ giúp rau mềm hơn.

Bước 3: Đổ nước vào đun, nêm gia vị vừa ăn. Khi canh sôi, đổ thêm thịt đã chuẩn bị ở bước 1 vào khuấy đều.

4. Canh bầu

Nguyên liệu:

  • Bầu
  • Thịt xay
  • Hành tươi, ngò rí, hành tím
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Gọt bầu, băm thành từng lát mỏng.

Bước 2: Băm nhỏ hành tím, cho vào nồi phi thơm, sau đó thêm thịt đảo cho tới khi săn lại, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 3: Thêm lượng nước vừa đủ cho số người ăn. Đun sôi.

Bước 4: Thêm bầu đã chuẩn bị ở bước 1, cho thêm gia vị ngấm đều.

Bước 5: Thêm hành tươi và ngò rí vào để tăng hương vị thơm ngon. Tắt bếp và múc ra bát.

5. Canh mướp nõn tôm

Nguyên liệu:

  • Mướp hương
  • Tôm
  • Nấm đông cô
  • Hành tím
  • Hành tươi
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Mướp gọt bỏ, thái thành từng lát.

Bước 2: Tôm rửa sạch, bóc vỏ. Hành tím băm nhỏ cho vào phi thơm, sau đó thêm tôm và gia vị, đảo đều cho tới khi tôm chín.

Bước 3: Đổ nước vào đun sôi. Khi canh sôi, cho mướp và nấm đông cô vào.

Bước 4: Thả hành và tắt bếp. Như vậy bạn đã hoàn thành món canh mướp nấu tôm cực mát cho ngày hè oi bức.

6. Canh mướp nấu hến

Nguyên liệu:

  • Mướp non: 1 quả to
  • Hến tươi: 1 kg
  • Hành khô: 1-2 củ
  • Hành lá
  • Gia vị
Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Hến rửa sạch cho vào luộc sôi đến khi hến há miệng.

Bước 2: Nhặt phần thịt hến rửa lại nước cho sạch. Gạn phần nước trong của hến để riêng.

Bước 3: Mướp gọt vỏ thái miếng vừa ăn.

Bước 4: Phi thơm hành khô với chút  dầu ăn, cho hến vào xào sơ. Nêm 1 thìa bột canh.

Bước 5: Tiếp đến cho mướp vào xào cùng.

Bước 6: Đợi mướp hơi queo lại đổ phần nước hến đã luộc vào đun sôi. Thêm bột nêm cho vừa miệng.

Bước 7: Đun sôi đến khi thấy mướp chín thêm hành, mùi tàu thái nhỏ.

Theo Tường Vy/Reatimes

Th412

Vị chua của cóc cùng với miếng gân bò giòn dai sần sật được kết hợp với nước mắm ớt tỏi xen lẫn vị thơm của gừng tạo nên một món ăn chắc chắn sẽ hết veo trong tích tắc.

Nguyên liệu:

– 500gr gân bò

– 200gr cóc bao tử

– 200ml nước mắm

– 100ml giấm

– 150gr đường

– 2 củ tỏi

– 5 trái ớt

– Gừng

Bước 1: Các bạn đem gân bò luộc cho chín dẻo, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Bạn gọt tiếp vỏ cóc, sau đó bổ đôi.

Bước 3: Xay nhuyễn tỏi, ớt và gừng với nhau.

Bước 4: Cho tiếp nước mắm và đường vào đun sôi.

Bước 5: Đợi nước mắm nguội, các bạn cho giấm cùng hỗn hợp ớt, tỏi, gừng vào và khuấy đều.

Bước 6: Cuối cùng, bạn chỉ cần rưới hỗn hợp nước mắm lên gân bò và cóc là xong rồi đấy.

Các bạn để gân bò và cóc ngấm nước mắm một chút sẽ đậm đà hơn nhiều nhé!

Nguồn: Kenh14

Th406

1/ Nguyên liệu

  • 1 con cá chép (cỡ 1kg)
  • 500 xương ống
  • 3 quả cà chua nhỏ
  • 1 ít thì là, hành hoa
  • 1/2 quả khế chua
  • Một số loại rau ăn kèm (cải thìa, cải chíp, xà lách,…)
  • Nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm,…(tùy khẩu vị)
  • Gia vị (muối, hạt nêm,…)
  • Một ít sả, gừng, hành khô băm nhỏ để ướp cá

2/ Cách thực hiện

  • Cá chép bạn đem rửa sạch, để ráo nước rồi khía vài đường dọc lên thân cá. Sau đó ướp với sả, hành và gừng băm nhỏ trong khoản 30 phút để cá bớt tanh và dậy mùi thơm.
Ảnh minh họa
  • Với các loại rau và nấm ăn kèm với món lẩu cá chép, tùy theo khẩu vị mà bạn có thể mua hai hay nhều loại khác nhau, ví dụ như các loại cải, nấm hương, nấm đùi gà, nấm bào ngư,… những nguyên liệu này bạn đem rửa sạch với nước, riêng rau cải nên ngâm qua nước muối loãng cho đảm bảo. Chờ cho ráo nước rồi bạn chỉ cần sắp ra đĩa nữa là xong.
Ảnh minh họa
  • Tiếp theo, bạn đem rửa sạch xương ống rồi hầm với khoảng 800ml nước. Trong suốt quá trình hầm xương (khoảng 90 phút đến 2 giờ đồng hồ), bạn để ý vớt bỏ bọt để nước dùng được trong, không bị váng cặn.
  • Cà chua, thì là, hành hoa và khế chua bạn rửa sạch rồi thái theo hình dưới đây:
Ảnh minh họa
  • Sau đó cho cà chua và khế vào nồi nước dùng (đã ninh qua 2 tiếng), chờ thêm 10 phút rồi đem cá chép vào nấu chung, chờ đến khi cá chín tới thì bạn nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm thì là và hành hoa vào nữa là hoàn thành cách nấu lẩu cá chép rồi.
Ảnh minh họa

Đây là một món ăn rất giàu giá trị dinh dưỡng, vừa nhiều đạm, protein (có trong cá chép), vừa có chất xơ và các vitamin từ các loại nấm và rau xanh. Đặc biệt hơn, cá chép còn có tác dụng rất tốt với bà bầu, giúp an thai và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Nguồn: Sưu tầm

Th402

Món lẩu gà lá giang không chỉ quen thuộc với những người dân Nam Bộ nói riêng mà còn là một món ăn được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích nói chung.

Với vị chua chua đặc trưng của món lẩu giúp kích thích vị giác và làm cho người dùng mỗi khi thưởng thức xong khó có thể quên được món ăn này.

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang gồm có:

  • Gà ta: 1 con khoảng 1.3 kg.
  • Lá giang: 1 bó khoảng 300 gram.
  • Bún: 1 kg.
  • Ngò gai.
  • Tỏi, ớt, sả.
  • Gia vị gồm: Muối, Đường, Bột ngọt, Nước mắm ngon, Hạt tiêu.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên các bạn làm thịt gà ta rồi lấy muối sát đi sát lại xung quanh con gà để khử mũi hôi trên gà và rửa gà thật sạch lại với nước. Sau đó, bạn chặt gà ra thành từng miếng vừa ăn rồi ướp cùng với gia vị theo tỷ lệ: 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối và để trong khoảng thời gian 15 phút để cho gia vị được ngấm thật đều vào trong gà.

Bước 2: Các bạn đem lá giang rửa thật sạch với nước và vò cho lá giang dập đi một chút.

Bước 3: Rau ngò gai bạn cũng đem rửa thật sạch với nước rồi đem thái nhuyễn. Tỏi bóc bỏ vỏ và băm nhuyễn. Ớt + sả bạn rửa sạch và cắt xéo.

Bước 4: Bạn đặt chảo lên trên bếp rồi đổ dầu vào, cho tỏi và sả vào phi thơm lên. Sau đó tiếp tục đổ gà vào xào cùng, xào đến khi bạn thấy các miếng thịt gà săn lại thì bạn đổ khoảng 2 lít nước vào đun cho đến khi sôi lên (nếu bạn thấy bọt nổi nên thì bạn hớt hết bọt ra nhé). Lúc này bạn vặn lửa nhỏ lại đun liu riu và cho thêm muối, bột ngọt và đường vào theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1/2 thìa cà phê đường.

Bước 5: Sau khi bạn đã đun thịt gà chín mềm thì bạn cho lá giang vào và đun nước lẩu sôi lên sau đó nếm lại gia vị cho vừa ăn thấy vị nước lẩu chua chua ngọt ngọt là được.

Bước 6: Bạn múc nồi nước ở bước 5 vào trong nồi lẩu rồi cho thêm vài lát ớt cùng tỏi phi và sa tế vào để thêm phần đậm đà của hương vị lẩu gà lá giang hơn bạn nhé!

Nguồn: ameovat