Một số loại rau ăn kèm (cải thìa, cải chíp, xà lách,…)
Nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm,…(tùy khẩu vị)
Gia vị (muối, hạt nêm,…)
Một ít sả, gừng, hành khô băm nhỏ để ướp cá
2/ Cách thực hiện
Cá chép bạn đem rửa sạch, để ráo nước rồi khía vài đường dọc lên thân cá. Sau đó ướp với sả, hành và gừng băm nhỏ trong khoản 30 phút để cá bớt tanh và dậy mùi thơm.
Với các loại rau và nấm ăn kèm với món lẩu cá chép, tùy theo khẩu vị mà bạn có thể mua hai hay nhều loại khác nhau, ví dụ như các loại cải, nấm hương, nấm đùi gà, nấm bào ngư,… những nguyên liệu này bạn đem rửa sạch với nước, riêng rau cải nên ngâm qua nước muối loãng cho đảm bảo. Chờ cho ráo nước rồi bạn chỉ cần sắp ra đĩa nữa là xong.
Tiếp theo, bạn đem rửa sạch xương ống rồi hầm với khoảng 800ml nước. Trong suốt quá trình hầm xương (khoảng 90 phút đến 2 giờ đồng hồ), bạn để ý vớt bỏ bọt để nước dùng được trong, không bị váng cặn.
Cà chua, thì là, hành hoa và khế chua bạn rửa sạch rồi thái theo hình dưới đây:
Sau đó cho cà chua và khế vào nồi nước dùng (đã ninh qua 2 tiếng), chờ thêm 10 phút rồi đem cá chép vào nấu chung, chờ đến khi cá chín tới thì bạn nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm thì là và hành hoa vào nữa là hoàn thành cách nấu lẩu cá chép rồi.
Đây là một món ăn rất giàu giá trị dinh dưỡng, vừa nhiều đạm, protein (có trong cá chép), vừa có chất xơ và các vitamin từ các loại nấm và rau xanh. Đặc biệt hơn, cá chép còn có tác dụng rất tốt với bà bầu, giúp an thai và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
1/ Ngồi ghe khám phá sông nước và cuộc sống người dân
Len lỏi qua những con rạch nhỏ, ngồi ghe sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát rõ cuộc sống của người dân địa phương. Nếu đi đúng mùa, ghe sẽ đưa bạn ngang qua những miệt vườn cây ăn quả, bạn có thể trải nghiệm hái trái cây tại vườn và thưởng thức.
2/ Ăn sáng ở chợ nổi
Giữa mênh mông sông nước, xì xụp tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay miếng bánh lá dừa và thưởng thức ly cà phê sữa đá luôn để lại ấn tượng khó quên đối. Hiện ở chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ mỗi buổi sớm đều đón đông một lượng du khách ghé thăm, ăn uống, mua sắm và chụp hình.
3/ Tát mương bắt cá
Sau khi lặn hụp một khoảng thời gian dưới mương, bạn sẽ vỡ oà nếu có trong tay chiến lợi phẩm là những chú cá. Đây được xem là một trải nghiệm đậm chất miền Tây sông nước. Nữ du khách Mỹ Lorna Gladwin đã đi từ Hà Nội, Ninh Bình đến Hội An, TP HCM… Điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình của cô là Tiền Giang. Tại đây, Lorna được trải nghiệm bắt cá cùng những người bạn của mình. Cô chia sẻ mình đã có khoảng thời gian ý nghĩa tại Việt Nam. “Tôi sẽ nhớ các bạn rất nhiều” là điều cô gái nói trên trang cá nhân.
4/ Đi cầu khỉ
Cầu khỉ giúp người dân miền Tây thuận lợi hơn trong việc di chuyển ở nơi nhiều kênh rạch. Cầu thường làm bằng tre hay thân gỗ, có tay vịn. Đối với khách nước ngoài thì đây là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ vì ở các nước phương Tây không có những chiếc cầu đặc biệt mà đơn sơ như thế này.
5/ Thăm vườn trái cây
Hầu như du khách nào đến du lịch miền Tây đều ghé chân tại ít nhất một vườn trái cây. Những khu vườn quanh năm trĩu quả này là “đặc sản” của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tùy theo mùa mà mỗi vườn sẽ có một loại trái khác nhau. Bạn có thể ghé đến những địa điểm vườn trái cây nổi tiếng như: Cù lao An Bình (Vĩnh Long), Mỹ Khánh (Cần Thơ), Cái Mơn (Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang),…
Trang Telegraph vừa đưa ra 10 gợi ý dành cho du khách khám phá trọn vẹn vẻ đẹp Việt Nam. 10 gợi ý này cũng rất hữu ích cho những ai đang lên kế hoạch thực hiện hành trình xuyên Việt.
1/ Thưởng thức “vũ điệu ẩm thực”
Thật khó để liệt kê hết những món ăn ngon của Việt Nam. Bên cạnh những món ăn nổi tiếng, mang thương hiệu riêng và được bạn bè quốc tế biết đến như Phở, bánh mì, nem… Việt Nam còn rất nhiều đặc sản mang hương vị vùng miền khác nhau.
Tại mỗi điểm đến, hãy dành thời gian khám phá, nếm thử một món ăn địa phương và tìm hiểu văn hóa ẩn sau hương vị của nó.
Bạn cũng có thể học chế biến món đó khi dành thời gian đăng ký một lớp học nấu ăn ngắn tại các điểm du lịch.
2/ Dành kỳ nghỉ cùng gia đình
Có rất nhiều sự lựa chọn nếu bạn đang có chuyến đi cùng gia đình.
Tại các điểm đến như Hà Nội, TP. HCM, Nha Trang, Vịnh Hạ Long… bạn đều có thể lựa chọn các dịch vụ phù hợp với từng đối tượng trong gia đình.
Một chuyến đi đến công viên nước, nhà hát múa rối, lặn biển, tắm biển hoặc đi dạo giữa cánh đồng lúa chắc chắn sẽ là khoảng thời gian vui vẻ và bổ ích cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
3/ Khám phá miền sông nước
Bạn cũng có thể lựa chọn các tour khám phá các khu chợ nổi, đến thăm các miệt vườn và tận hưởng không khí trong lành, yên bình của miền quê nam Bộ.
Trang Telegraph gợi ý du khách nên bắt đầu chuyến đi từ TP. HCM, đến thăm Bưu điện trung tâm Sài Gòn, sau đó thăm chợ nổi Châu Đốc (An Giang), thăm chùa Long Sơn (Nha Trang), hoặc thăm miệt vườn Long Khánh.
4/ Khám phá thiên nhiên hoang dã
Việt Nam có nhiều rừng và vườn quốc gia, nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Một chuyến đến thăm những vườn quốc gia như Bạch Mã, vườn quốc gia Phú Quốc, vườn quốc gia Cúc Phương… sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp và sự bí ẩn của những khu vườn nhiệt đới.
5/ Thăm những địa danh nổi tiếng
Những điểm đến nhất định không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Việt Nam là: cảnh quan siêu thực của Vịnh Hạ Long, vẻ đẹp như tranh của những thửa ruộng bậc thang ở khu vực miền núi phía Bắc, màu sắc lung linh huyền ảo của hàng trăm bóng đèn lồng ở Hội An, cuộc sống nhộn nhịp ở Hà Nội, TP. HCM và cảnh tấp nập ở các khu chợ nổi miền Nam.
Hãy dành thời gian để khám phá và tìm kiếm những trải nghiệm bất ngờ tại mỗi điểm đó.
6/ Đạp xe qua các miền quê
Các tour du lịch bằng xe đạp được khá nhiều du khách quốc tế thích thú.
Bạn có thể vừa đạp xe vừa khám phá cánh đồng lúa xanh và những ngọn núi đá vôi ở Ninh Bình, đạp xe dạo trong nội thành Hà Nội, hoặc khám phá vẻ yên bình của Huế.
7/ Khám phá lịch sử hào hùng
Lịch sử hào hùng hơn 4.000 năm của Việt Nam không chỉ thể hiện qua những dấu tích chiến tranh, mà còn qua những công trình có ý nghĩa văn hóa và những điểm đến mang dấu ấn một thời.
Những điểm đến bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn tìm hiểu lịch sử của dải đất hình chữ S là đền Hùng (Phú Thọ), địa đạo Củ Chi, phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An, Đà Lạt…
8/ Khám phá Việt Nam qua tour trên tàu
Tuyến đường sắt Thống Nhất bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc ở TP. HCM. Bạn có thể dựa theo tuyến đường này để xây dựng cho mình một hành trình khám phá các điểm đến nổi tiếng dọc theo nó.
Tại mỗi điểm dừng tàu, bạn có thể xuống nhà ga, lựa chọn một phương tiện giao thông thuận tiện để khám phá vùng đất con người ở nơi đó.
9/ Trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc thiểu số
Khám phá một vẻ đẹp khác của Việt Nam bằng việc sống cùng những gia đình dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc khu vực miền núi phía Bắc.
Bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sống trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, khám phá lối sống giản dị và những phong tục tập quán của người dân địa phương.
10/ Thăm các hang động
Ngoài hang Sơn Đoòng nổi danh nằm ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam còn có nhiều hang động khác như động Hương Tích (Hà Nội), động Phong Nha (Quảng Bình), động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)…
Mỗi hang động đều mang đến cho du khách cảm giác choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Món lẩu gà lá giang không chỉ quen thuộc với những người dân Nam Bộ nói riêng mà còn là một món ăn được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích nói chung.
Với vị chua chua đặc trưng của món lẩu giúp kích thích vị giác và làm cho người dùng mỗi khi thưởng thức xong khó có thể quên được món ăn này.
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang gồm có:
Gà ta: 1 con khoảng 1.3 kg.
Lá giang: 1 bó khoảng 300 gram.
Bún: 1 kg.
Ngò gai.
Tỏi, ớt, sả.
Gia vị gồm: Muối, Đường, Bột ngọt, Nước mắm ngon, Hạt tiêu.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên các bạn làm thịt gà ta rồi lấy muối sát đi sát lại xung quanh con gà để khử mũi hôi trên gà và rửa gà thật sạch lại với nước. Sau đó, bạn chặt gà ra thành từng miếng vừa ăn rồi ướp cùng với gia vị theo tỷ lệ: 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối và để trong khoảng thời gian 15 phút để cho gia vị được ngấm thật đều vào trong gà.
Bước 2: Các bạn đem lá giang rửa thật sạch với nước và vò cho lá giang dập đi một chút.
Bước 3: Rau ngò gai bạn cũng đem rửa thật sạch với nước rồi đem thái nhuyễn. Tỏi bóc bỏ vỏ và băm nhuyễn. Ớt + sả bạn rửa sạch và cắt xéo.
Bước 4: Bạn đặt chảo lên trên bếp rồi đổ dầu vào, cho tỏi và sả vào phi thơm lên. Sau đó tiếp tục đổ gà vào xào cùng, xào đến khi bạn thấy các miếng thịt gà săn lại thì bạn đổ khoảng 2 lít nước vào đun cho đến khi sôi lên (nếu bạn thấy bọt nổi nên thì bạn hớt hết bọt ra nhé). Lúc này bạn vặn lửa nhỏ lại đun liu riu và cho thêm muối, bột ngọt và đường vào theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1/2 thìa cà phê đường.
Bước 5: Sau khi bạn đã đun thịt gà chín mềm thì bạn cho lá giang vào và đun nước lẩu sôi lên sau đó nếm lại gia vị cho vừa ăn thấy vị nước lẩu chua chua ngọt ngọt là được.
Bước 6: Bạn múc nồi nước ở bước 5 vào trong nồi lẩu rồi cho thêm vài lát ớt cùng tỏi phi và sa tế vào để thêm phần đậm đà của hương vị lẩu gà lá giang hơn bạn nhé!